Chương trình học

Chia thành các đường link nhỏ gồm:

(Mục tiêu giáo dục – Hoạt động một ngày của trẻ  – Chương trình học theo tuần  (Nhà trẻ – Mẫu giáo bé – Chương trình học Mẫu giáo nhỡ  – Chương trình học Mẫu giáo lớn

Mục tiêu giáo dục

Mầm non NCE thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non chuẩn của Bộ giáo dục Đào tạo, có sự tham khảo chương trình giáo dục mầm non của Đan Mạch, Australia & Singapore. Với đội ngũ cố vấn chuyên môn giàu kinh nghiệm đến từ “Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục và công nghệ – IRETD” và Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, chương trình giáo dục của mầm non NCE xây dựng dựa trên 07 nguyên tắc:

·      Phát triển toàn diện ·      Tôn trọng sự đa dạng
·      Tích hợp đa môn học

·      Tôn trọng và khuyến khích sự tham gia của gia đình.

·      Điều chỉnh và đa dạng hoá phương pháp giáo dục dựa trên những đánh giá thường xuyên với trẻ
·      Dựa trên những quan điểm khoa học và kết quả nghiên cứu ·      Dựa trên những tiêu chí về tiêu chuẩn và kết quả mong đợi ở trẻ.

Tại mầm non NCE bên cạnh việc phát triển nhận thức, trang bị kiến thức cho trẻ thì nội dung rèn luyện các kỹ năng mềm cho trẻ luôn đặc biệt được quan tâm: Kỹ năng giao tiếp; Tư duy phản biện; Tính sáng tạo & Kỹ năng hợp tác – Đây là những kỹ năng cần có của công dân toàn cầu thế kỷ 21 – Là đích đến của các con mà mầm non NCE hướng tới.

Mầm non NCE đưa việc dạy tiếng Anh cho trẻ vào chương trình học chính thức bắt đầu từ lứa tuổi nhà trẻ (từ 30 tháng) lịch học 3 buổi/1 tuần (2 buổi với giáo viên nước ngoài, 1 buổi với giáo viên Việt Nam). Khối Mẫu giáo (3-6 tuổi) lịch học 5 buổi/1 tuần (3 buổi với giáo viên nước ngoài và 2 buổi với giáo viên Việt Nam).

         Học lập trình ROBOT bắt đầu từ lứa tuổi mẫu giáo bé (3-4 tuổi) lịch học 2 buổi/1 tháng. Việc học lập trình sớm sẽ kích thích, phát huy trí tưởng tượng ở trẻ, tạo cơ hội để trẻ được chọn lọc, thử nghiệm ý tưởng, bổ sung kỹ năng làm việc nhóm, biết xử lý và tìm giải pháp tối ưu, rèn luyện kỹ năng thuyết trình, làm chủ các thiết bị công nghệ cao. 

Học theo dự án STEAM – Mỗi một dự án STEAM mang đến cho trẻ cơ hội học tập và trải nghiêm, khuyến khích trẻ khám phá và tìm tòi, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, tư duy logic, ứng dụng kiến thức xuyên môn và các kỹ năng để giải quyết vấn đề.

Tại mầm non NCE các con được trải nghiệm một vai trò mới – Người nội trợ thông qua hoạt động COOKING với lịch học 2 buổi/1 tháng. Mỗi một món ăn bao gồm các nguyên liệu khác nhau, đa dạng cách chế biến và trình bày khác nhau, trẻ sẽ được thỏa sức khám phá và sáng tạo, qua đó có thêm nhiều kiến thức thực tiễn và những trải nghiệm đời sống quý giá. Giờ học cooking là nơi để trẻ ứng dụng các kỹ năng thực hành cuộc sống đã được học, rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì và khéo léo.

          Mầm non NCE tiếp cận Phương pháp giáo dục MONTESSORI để tổ chức các hoạt động học tập thông qua các giác quan, rèn luyện kỹ năng học tập, kỹ năng thực hành cuộc sống, kỹ năng cơ tay nhỏ, học hỏi theo khả năng tiềm ẩn của trẻ… được áp dụng nhiều trong hoạt động vui chơi, rèn luyện lứa tuổi Nhà trẻ (18 – 36 tháng).

Chương trình học bổ trợ: Âm nhạc và vận động (gồm hát, múa, vận động theo nhạc, cảm thụ âm nhạc và nhạc cụ); Mỹ thuật – giúp khơi dậy tiềm năng của trẻ với những môn nghệ thuật.

Hoạt động ngoại khóa là cơ hội giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống thông qua các chuyến tham quan, dã ngoại, giao lưu, xem xiếc, các loại hình sân khấu, lễ hội được tổ chức thường xuyên trong năm.

Hành trang vào lớp 1 là sự chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng về kỹ năng học tập, tâm thế sẵn sàng và tự tin được nhà trường đặc biệt quan tâm đưa vào chương trình giáo dục trẻ từ lứa tuổi nhà trẻ để phát triển tiềm năng trí tuệ, khả năng tự học, tự giải quyết các bài tập, các tình huống có vấn đề và kỹ năng đọc, viết, tư duy toán học. Trang bị cho trẻ 5 nền tảng cơ bản chuẩn bị cho trẻ học và sống thành công: Sự tự tin – Tính kiên trì – Tính tổ chức – Khả năng hòa nhập – Khả năng thích nghi

 

Hoạt động một ngày của trẻ ở trường MN NCE

STT Thời gian Hoạt động Nội dung
1 7.30 – 8.30 Đón trẻ; Ăn sáng

Trò chuyện sáng

– Giáo dục trẻ chào bố mẹ, cô giáo, các bạn

– Trẻ biết cởi giày dép đúng nơi quy định.

– Trao đổi với phụ huynh tình hình sức khỏe của trẻ

– Trẻ ăn sáng tại lớp

– Nghe nhạc theo chủ đề

– Giới thiệu chủ đề mới với trẻ, tạo cơ hội để trẻ trả lời, phát triện khả năng quan sát, tập trung, tự tin mạnh dạn.

2 8.30 – 9.15 Thể dục sáng

Hoạt động vui chơi ngoài trời

– Trẻ tập thể dục theo nhạc của trường.

– Trẻ tham gia các hoạt động vui chơi tại sân trường theo kế hoạch cụ thể từng ngày với các nội dung Hoạt động có chủ đích (quan sát các hiện tượng, làm thí nghiệm, trải nghiệm khám phá thiên nhiên…..) Trò chơi vận động (ôn luyện các kĩ năng Chạy, nhảy, bật, đi, bò… thông qua các trò chơi giúp trẻ hứng thú tham gia vận động hơn) Các hoạt động chơi tự do ( trẻ vui chơi với đồ chơi tại sân trường, đồ chơi tự tạo…)

3 9.15 – 10.00 Ăn phụ sáng

Hoạt động chung

 

– Trẻ vệ sinh cá nhân, ăn phụ sáng

– Trẻ chia ca học các nội dung chương trình của Bộ giáo dục Việt Nam được chia theo thời khóa biểu của lứa tuổi, giáo viên xây dựng nội dung học thông qua trải nghiệm, khám phá, thực hành; ứng dụng các phương pháp Montessori , Reggio Emilia, học tập với dự án STEAM trong quá trình trẻ học.

+Hoạt động làm quen với Âm nhạc

+ Hoạt động Khám phá

+ Hoạt động Tạo hình

+ Hoạt động làm quen với Văn học

+ Hoạt động phát triển vận động

+ Hoạt động làm quen với Toán

+ Hoạt động làm quen với Chữ cái

4 10.00 – 10.30 Hoạt động  vui chơi trong lớp – Trẻ được tự do lựa chọn góc chơi mình thích với nội dung chơi theo chủ đề và được giáo viên giới thiệu.

+ Góc tạo hình.

+ Góc phân vai

+ Góc xây dựng

+ Góc Thực hành cuộc sống

+ Góc sách truyện

+ Góc học tập

5 10.30 – 11.15 Hoạt động vệ sinh cá nhân

Ăn trưa

– Trẻ thực hành các kĩ năng vệ sinh cá nhân, kĩ năng tự phục vụ biết chăm sóc bản thân, tự lập, nề nếp và có kỉ luật.

– Trẻ ăn trưa theo thực đơn của lứa tuổi

6 11.15 – 14.15 Ngủ trưa – Trẻ vệ sinh trước khi đi ngủ trưa

– Ngủ trưa tại trường

7 14.15 – 15.00 Vận động theo nhạc

Ăn phụ chiều

– Trẻ tham gia thực hiện các bài vận động theo nhạc tại lớp, vệ sinh cá nhân

– Trẻ ăn phụ chiều tại lớp

8 15.00 – 16.00 Hoạt động chiều

Hoạt động bổ trợ

– Trẻ tham gia các hoạt động ôn luyện các kiến thức, kĩ năng, bài học buổi sáng; trẻ thực hiện các hoạt động trải nghiệm khám phá trong chủ đề, thực hiện các nhiệm vụ học tập, bài tập tư duy với các yêu cầu về kĩ năng (ghi nhớ có chủ đích, định hướng trong không gian, tư duy logic, toán tư duy,so sánh, phán đoán, tưởng tượng, nhận ra sự khác biệt, sắp xếp theo quy trình phát triển……) thực hiện các nhiệm vụ lao động tập thể…Rèn luyện khả năng mạnh dạn tự tin qua việc tham gia các hoạt động kể truyện trước lớp với rối, với tranh truyện, đóng kịch ….

– Trẻ tham gia hoạt động học bổ trợ với giáo viên chuyên biệt theo lịch tại các phòng học được trang bị các thiết bị giáo cụ phù hợp hiện đại,tạo điều kiện để trẻ phát triển các tố chất năng khiếu riêng.

+ Lớp học Làm quen với Tiếng Anh

+ Lớp học Cooking

+ Lớp học theo dự án STEAM & lâp trình Robot (Áp dụng với trẻ lứa tuổi Mẫu giáo)

Lớp học Âm nhạc và vận động theo nhạc (Áp dụng với trẻ lứa tuổi Mẫu giáo)

+ Lớp học Tạo hình với nghệ thuật sáng tạo (Áp dụng với trẻ lứa tuổi Mẫu giáo)

9 16.00 – 17.15 Hoạt động chơi tự do

Trả trẻ

– Trẻ tham gia các hoạt động tập thể, cùng giáo viên chuẩn bị nội dung hoạt động cho ngày hôm sau

– Trẻ được tự do lựa chọn hoạt động nội dung chơi mà trẻ thích

– Trẻ thực hành các kĩ năng tự phục vụ trước khi ra về, rèn nề nếp đạo đức, biết lắng nghe và quan tâm đến mọi người xung quanh.

 

 

HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM 1 TUẦN CỦA TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON NCE (CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN)

CHƯƠNG TRÌNH HỌC LỨA TUỔI (18-36 THÁNG)

  Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6

Chung

 

 

Âm nhạc

– Dạy hát:

Hãy xoay nào

– Vận động:

Chân nào khỏe hơn

 

Nhận biết tập nói

phân biệt

Tay trái-tay phải

Đôi bàn tay, bàn chân dùng để làm gì?

 

Hoạt động với đồ vật

Xếp nắp chai theo

đúng màu

Trải nghiệm bàn chân bàn tay với các chất liệu khác nhau

 

Phát triển vận động

– Vận động cơ bản:

Đi trong đường

ngoằn ngoèo

– Trò chơi:

Lăn bóng theo đường kẻ

 

Văn học

Đọc Thơ:

Xòe tay

 

Ngoài trời

– Hoạt động chủ đích:

Lật tranh ghi nhớ

– Trò chơi vận động: Lăn bóng theo đội

– Chơi tự do: Chơi với lá, chơi vòng, đi xe đạp, nhảy dây

– Hoạt động chủ đích: Quan sát sự thay đổi thời tiết

– Trò chơi vận động: Cáo và thỏ

– Chơi tự do với bóng, vòng, xe đạp, thú nhún

 

– Hoạt động chủ đích: Đi một vòng quanh trường

– Trò chơi vận động: Đi trong vòng tròn

– Chơi tự do với vòng, cầu trượt, phấn, bóng

 

– Hoạt động chủ đích: Ném vòng vào đích đứng

– Trò chơi vận động: Ếch ộp

– Chơi tự do với bóng, vòng, xe đạp, cầu trượt, cà kheo

– Hoạt động chủ đích: Tung bóng cùng cô

– Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây

– Chơi tự do với xe, nhảy dây, thú nhún

HĐ vui chơi trong lớp * Góc xây dựng: Xếp hàng rào + Xếp vườn hoa + Xếp công viên

* Góc phân vai: Trò chơi nấu  ăn +  Bán hàng (Cửa hàng bán đồ dùng làm nail) + Gội đầu .

* Góc tạo hình: Di màu, dán trang trí đôi bàn tay, bàn chân, di màu dán trang trí đồ dùng bảo vệ tay- chân., Dán trang trí tóc cho búp bê,

* Góc thực hành cuộc sống: + Chuyển nước bằng xilanh + Quét nhà, hót rác + Chuẩn bị balo đi học + Chuẩn bị bữa ăn nhẹ + Cài cúc, kéo khóa +Rót nước bằng phễu + Xâu hạt+ Thả tăm vào lọ + Kẹp gắp chuyển bóng

Chơi bảng cảm giác

HĐ Bổ trợ Làm quen với Tiếng Anh Lớp học Cooking Làm quen với Tiếng Anh Làm quen với Tiếng Anh

H   Chiều

-Ôn lại bài hát: Hãy xoay nào

– Đóng, mở nắp hộp, thả que kem đúng khe màu

– Dạy trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt, nảy mầm

– Chuyển bóng bằng thìa

 

– Bé khám phá tìm hiểu về chủ đề “ Bản thân” qua hoạt động xem tranh ảnh, trò chuyện (tên gọi, cách giữ tay chân sạch sẽ)

– Chuyển nước bằng bông, chuyển nước bằng xilanh

 

– Rèn cơ tay nhỏ: Vẽ cuộn len, nối điểm

– Đeo nhẫn đúng tay theo màu, xếp que kem đúng hình

– Nhảy bật vào hướng liên tiếp của bàn chân

– Kể chuyện cho trẻ nghe: Mỗi người một việc

– Thổi bóng trong vòng tròn, thổi bóng trên nước

– Chơi với bàn tay robot

– Ôn bài hát: Hãy xoay nào – bài thơ: Xòe tay

– Lắc bóng bàn vào lỗ, đồ hình người bằng gạch, thanh gỗ.

– Dạy trẻ chơi trò chơi: Nghe giai điệu và đi trên mọi điạ hình

– Nêu gương bé ngoan cuối tuần

 

CHƯƠNG TRÌNH HỌC LỨA TUỔI MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI)

  Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 

Chung

Phát triển vận động

– Vận động cơ bản: Cầm tay nhau đi trên đường zic zac

– Trò chơi: Đi khuỵu gối theo đường zic zắc

Hoạt động khám phá

Khám phá đôi bàn

tay, bàn chân

Trải nghiệm sờ nước nóng lạnh,  đi trên cát, sỏi, đá, rơm,…..

Âm nhạc

– Dạy hát:

Bàn tay xinh đẹp

– Nghe hát:

Cả thế giới ở trong túi bố

Tạo hình

Đồ bàn tay và trang trí thành con vật dưới nước và vườn hoa

Văn học

Thơ

Đôi mắt của em

 

Ngoài trời

*Hoạt động có chủ đích:

– Bò qua 4 điểm

* Trò chơi vận động

– Mèo đuổi chuột

* Chơi tự do: Chơi với bóng, vòng, dù, nước

* Hoạt động có chủ đích:

Qua cầu gánh nước

* Trò chơi vận động

– Nhảy qua dây

* Chơi tự do: Đi xe đạp, vòng, phấn

* Hoạt động có chủ đích

– Chạy theo hiệu lệnh của cô

* Trò chơi vận động

– Bật tách khép trên trên thảm

* Chơi tự do: Chơi câu cá, cà kheo

* Hoạt động có chủ đích

– Quan sát thời tiết trong ngày

* Trò chơi vận động

– Thỏ nhảy

* Chơi tự do: Gắp cua bỏ giỏ, vòng, cà kheo

* Hoạt động có chủ đích

– Trườn theo hướng thẳng

* Trò chơi vận động

– Kẹp và đi với dây thừng

* Chơi tự do: Chơi với nước, câu cá, bóng, bolling

HĐ Bổ trợ Lớp học lập trình Robot Lớp học Cooking Lớp học Âm nhạc và vận động theo nhạc Lớp học Tạo hình với nghệ thuật sáng tạo Lớp học theo dự án STEAM
HĐ vui chơi trong lớp * Góc phân vai: + Trò chơi bán hàng: lược, gương, dép,cặp tóc, mũ….+ Tổ chức sinh nhật cho bạn+ Đồ bàn tay làm móng tay…

* Góc tạo hình: + In bàn tay , bàn chân tạo hình các con vật( con cá, con bướm, con công, con cú mèo..)

+ Đồ bàn tay, bàn chân+ Trang trí trang phục, đồ dùng cá nhân của bé( quần áo, váy, mũ..)

* Góc xây dựng: + Xây dựng khu phố+ Xây khu vui chơi

*Góc học tập: + Tô màu tay phải, tay trái theo yêu cầu+ Làm sách cảm xúc+ Xếp tương ứng+ Xếp xen kẽ+ Đếm ngón tay, ngón chân

 * Góc thực hành cuộc sống: +  Chải tóc+ Nhặt chuyển hạt bằng 2 ngón tay+Vặn ốc vít+ Kẹp gắp hoa+ Bảng cảm giác+ Đóng đinh+ Cọ rửa cốc bằng cọ+ Thái đồ bằng dao, thớt.

HĐ Bổ trợ Làm quen với Tiếng Anh Làm quen với Tiếng Anh Làm quen với Tiếng Anh Làm quen với Tiếng Anh Làm quen với Tiếng Anh

H   Chiều

– Bé khám phá, tìm hiểu về chủ đề bản thân( đôi bàn tay, bàn chân) thông qua hoạt động xem tranh ảnh, video( bé đánh dàn, bé vẽ tranh, đá bóng, rủa tay…).

– Nghe kể chuyện: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn

– Tung bóng bằng hai tay, đá bóng vào ngôn.

– Hát và vận động theo nhạc bài hát: Xòe bàn tay đếm ngón tay.

– Đeo nhẫn vào đúng tay theo mẫu.

– Xâu vòng, vặn đóng nắp chai, dùng ngón tay di chuyển các chấm

 

– Làm bài tập tư duy: Bài tập môi trương xung quanh, rèn luyện cơ tay( đồ nét)

– Dùng ngón tay di chuyển bi trong đường zíc zắc, ngoằn ngoèo.

– Đi ngang bằng bàn tay, bàn chân theo đường kẻ

– Cùng cô làm trang phục đóng kịch “ Ba chú lợn con

– Đọc thơ: Tay làm đồ chơi

– Trò chơi: Chuyền bóng bằng chân.

– Chơi bảng cảm giác

– Lắc bóng bàn vào lỗ, đồ hình người bằng gạch, thanh gỗ.

– Nhảy bật vào hướng liên tiếp của bàn chân, kẹp và đi với dây thừng

-Nêu gương bé ngoan cuối tuần, phát cờ thi đua.

 

CHƯƠNG TRÌNH HỌC LỨA TUỔI MẪU GIÁO NHỠ (4-5 TUỔI)

  Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 

Chung

Âm nhạc

– Dạy hát:

Cả thế giới ở trong

 túi bố

– Trò chơi:

Nghe và đoán âm thanh cuộc sống

Làm quen với Toán

 

Xác định vị trí của 3 đối tượng

 

Làm quen chữ cái

Ôn nhóm chữ: o, ô, ơ, a, ă, â

Làm quen chữ cái: e

 

Tạo hình

Đồ bàn tay tạo hình monster

Phát triển vận động

– Vận động cơ bản:

Bò bằng bàn tay, bàn chân 3-4m

– Trò chơi:

Lăn bóng trong

đường hẹp

 

Ngoài trời

*  Hoạt động có chủ đích:Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh(10m)

* Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê.

* Chơi tự chọn: xe lắc, xe đạp, thú nhún.

* Hoạt động có chủ đích:Ném xa bằng 2 tay

* Trò chơi vận động: Tung và bắt bóng với người đói diện

* Chơi tự chọn: Vòng, bóng, đồ chơi câu cá.

* Hoạt động có chủ đích:Ném bóng vào rổ

* Trò chơi vận động: Chó sói xấu tính.

* Chơi tự chọn: Bóng, vòng, bao cát, xe đạp, xe lắc, sỏi, phao

*Hoạt động có chủ đích: Vẽ phấn trên sân trường.

* Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng.

* Chơi tự chọn: Giấy, lá cây, phấn, bóng.

* Hoạt động có chủ đích: Trèo lên xuống thang

* Trò chơi vận động: Cáo và thỏ.

* Chơi tự chọn với đồ chơi trong sân trường.

HĐ Bổ trợ Lớp học Cooking Lớp học theo dự án STEAM Lớp học lập trình Robot Lớp học Âm nhạc và vận động theo nhạc Lớp học Tạo hình với nghệ thuật sáng tạo
HĐ vui chơi trong lớp * Góc học tập: + Làm bài tập tư duy + Bảng phân loại những đồ dùng cá nhân của bé + Tập chép tên, chép số,…

* Góc xây dựng: + Xây ngôi nhà của bé + Xây khu phố nơi bé ở,…

* Góc tạo hình: + Trang trí đồ dùng cá nhân của bé + In tranh từ bàn tay, đồ bàn tay tạo hình các con vật, hoa, củ quả  + Làm sách cảm xúc

* Góc phân vai: – Trò chơi: + Bán hàng. + Salon tóc, chăm sóc móng.

* Góc thực hành cuộc sống: – Nội dung:  + Bảng cảm giác

+ Sử dụng dao, kéo, dĩa + Đóng, mở nắp chai + Lau bàn bằng khăn + Giặt khăn, lau bàn + Nhặt rau, thái rau + Sử dụng kim khâu

+ Đánh răng trên mô hình + Vặn ốc vít + Cho tăm vào lọ+ thực hành cắt móng tay với mô hình.

HĐ Bổ trợ Làm quen với Tiếng Anh Làm quen với Tiếng Anh Làm quen với Tiếng Anh Làm quen với Tiếng Anh Làm quen với Tiếng Anh

H   Chiều

– Dạy thơ: Đôi mắt của em

– Rèn trẻ kỹ năng: Gắp quả bông vào lọ, chuyền vòng chun bằng ống hút

– Trò chơi: Ghép tranh từ que kem, xâu ống hút vào que xiên theo quy luật, theo màu

 

– Rèn kỹ năng xé: Xé dải, xé vụn, xé toạc

– Kể truyện sáng tạo với rối thìa.

– Trải nghiệm xúc giác sờ cảm nhận, nóng lạnh, bề mặt nhẵn, sần, giáp…

– Làm bài tập tư duy: Bài tập số đếm, luyện cơ tay

– Tìm hiểu việc dùng tay và chân biểu diễn.

– Trò chơi: Truy tìm kho báu, đeo nhẫn đúng ngón tay theo mẫu

– Làm bài tập trong vở: Bé hoạt động tạo hình (Bài số 6)

– Sử dụng đèn pin chiếu bóng tạo hình các con vật từ bàn tay, cơ thể

– Trò chơi: Thổi bóng trong vòng tròn, mê cung, chuyền bóng bằng thìa

– Làm bài tập rèn cơ tay: Chữ e

– Cùng cô vệ sinh lớp học

– Nêu gương bé ngoan cuối tuần, cắm cờ thi đua

– Chơi chọn và xếp họa tiết đúng màu, bảng chun tạo hình, đeo nhẫn vào đúng tay

 

CHƯƠNG TRÌNH HỌC LỨA TUỔI MẪU GIÁO LỚN (5-6 TUỔI)

  Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 

Chung

Phát triển vận động

– Vận động cơ bản:

Tung và bắt bóng với người đối diện

– Trò chơi:

Di chuyển trên vòng tròn bằng bàn tay, bàn chân.

Làm quen với toán

 

Số 19 – số 20

( tiết 1)

 

Hoạt động khám phá

 

Tìm hiểu khám phá

giác quan “ Vị giác”

Làm quen chữ cái

 

Ghép chữ cái tr, ch với nguyên âm và thêm thanh

Tạo hình

 

Vẽ tranh màu nước bằng ngón tay

 

Ngoài trời

– Hoạt động có chủ đích: Tưới cây, gấp giấy

– Trò chơi vận động: Bò bằng bàn tay

– Chơi đong nước vào chai, chơi câu cá, chơi bức tường âm thanh…

– Hoạt động có chủ đích: Quan sát thơi tiết, đo nhiệt độ tại sân trường

– Trò chơi vận động: Rook a bye your Bear

– Chơi với phấn, vòng, lá, đi xe đạp….

– Hoạt động có chủ đích: Chuyển bóng bằng chân tiếp sức

– Trò chơi vận động: Gắp cua bỏ giỏ

– Chơi cà kheo, bóng, tưới nước cho cây…

 

– Hoạt động có chủ đích: Vẽ tranh bằng bàn chải trên sân

– Trò chơi vận động: Bò chui qua ống

– Chơi với dù, người nhện, câu cá….

 

– Hoạt động có chủ đích: Ném trúng đích ngang

– Trò chơi vận động: Chạy tiếp sức

– Chơi cầu trượt, xích đu, đạp xe, leo thang…

 

HĐ Bổ trợ Lớp học Tạo hình với nghệ thuật sáng tạo Lớp học lập trình Robot Lớp học theo dự án STEAM Lớp học Cooking Lớp học Âm nhạc và vận động theo nhạc
HĐ vui chơi trong lớp * Góc học tập: + Tô màu tay phải- tay trái, chân phải – chân trái + Chọn tất, găng tay phù hợp với từng tay và chân + Tô, đồ các chữ cái đã học + Đếm ngón tay + Làm bài tập tư duy + Bàn tay trái- bàn tay phải + Làm sách về bản thân

* Góc phân vai: + Đầu bếp + Gia đình + Salon chăm sóc Tóc và móng

* Góc xây dựng: + Xây khu vui chơi + Xây chung cư

* Góc sách truyện: + Xem tranh ảnh, tạp chí về tóc, trang phục; kể truyện sáng tạo theo tranh.

* Góc tạo hình: + In tranh từ bàn tay, chân + Đồ bàn tay, bàn chân + In, đồ cắt bàn tay, gắn móng tay + Cắt dán đôi bàn tay, chân + Vẽ chân dung bạn trai, bạn gái + In tạo hình bàn tay bằng chân bằng cát.

* Góc thực hành cuộc sống: + Sử dụng dao thái rau quả + Lau bàn bằng khăn khô, khăn ướt + Nhặt hạt, chuyền hạt bằng 2 ngón tay + Rót nước vào chai + Gắp thức ăn bằng đũa + Xâu kim, khâu vào xốp, khâu vào lưới + bảng cảm giác

HĐ Bổ trợ Làm quen với Tiếng Anh Làm quen với Tiếng Anh Làm quen với Tiếng Anh Làm quen với Tiếng Anh Làm quen với Tiếng Anh

H   Chiều

–  Biểu diễn rối bàn chân cho trẻ xem. Trẻ khám phá, trải nghiệm việc kể truyện bằng rối chân.

– Chơi bắt chước tạo dáng theo nhóm, xếp hình bằng cúc áo. Vẽ tranh trên cát bằng chổi lông, ngón tay.

– Làm bài tập trong vở: Bé hoạt động tạo hình (Bài 5)

Kể truyện:” Ba cô gái”

– Chơi theo nhóm nhỏ: Xâu hạt vào tăm, chuyển giấy bằng ống hút.

 

 

– Làm bài tập tư duy : Bài tập tìm đường, môi trường xung quanh

– Chơi sách vải: tết tóc kẹp tóc cho búp bê, buộc dây giầy, đăng răng với mô hình

 

Bài thơ: “ Tâm sự của cái mũi”

– Làm bài tập trong vở: Bé làm quen vơi toán (Bài 13)

– Bài hát: Bạn có biết tên tôi ; Cả thế giới ở trong túi bố

– Làm bài tập trong vở chữ cái chữ viết ( bài 4)

– Ôn ghép vần, chữ cái ghép thêm thanh.

– Cùng cô lau dọn, sắp xếp giá đồ chơi, cất đồ dùng đồ chơi